Khái niệm về Omni Channel là từ khóa hot được nhắc tới ở Việt Nam cách đây khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, vẫn có không ít người hiểu sai lệch về bản chất của nó.
Mục lục
Khái niệm về Omni Channel là gì?
Omni Channel (hay bán hàng đa kênh) là một chiến lược kinh doanh, cho phép khách hàng trải nghiệm mua sắm trên nhiều nền tảng khác nhau. Khách hàng có thể mua sắm trực tuyến từ máy tính để bàn hoặc thiết bị di động, mà đồng thời vẫn có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.
Dù lựa chọn nền tảng nào để mua sắm, trải nghiệm của họ vẫn cần phải có sự đồng nhất, không thay đổi.
Ví dụ:
Khi mua một chiếc máy tính để bàn, bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau: Mua trực tiếp trên Shopee / Tiki / Sendo, hoặc ra trực tiếp cửa hàng bán máy tính. Nhưng những trải nghiệm như: số lượng sản phẩm, sự tư vấn trực tiếp với người bán hàng, thanh toán (qua thẻ/thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt) của khách hàng giữa hai hình thức mua sắm trên phải là đồng nhất.
>>>Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng linh kiện máy tính
Phân biệt khái niệm về Omni Channel và Multi Channel
Có một vài sự khác biệt giữa Omni Channel (bán hàng đa kênh) và Multi Channel (bán hàng nhiều kênh):
Tất cả những trải nghiệm bán hàng qua nhiều kênh khác nhau (multi) đều có thể coi là hình thức bán hàng đa kênh (Omni Channel). Nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng.
Bạn có thể phát triển mô hình kinh doanh của mình trên nền tảng desktop, xây dựng app cho thiết bị di động, tận dụng các nền tảng mạng xã hội hoặc trực tiếp mở cửa hàng vật lý. Nhưng nếu những nền tảng này mang tính rời rạc và không có sự kết nối, thì đó không phải là mô hình bán hàng đa kênh.
Bằng cách này hay cách khác, các kênh truyền thông có sự liên kết, nhằm tối đa hóa trải nghiệm mua hàng của người dùng, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng trong họ. Sử dụng Omni Channel trong Marketing có thể là quân bài đánh chốt để các doanh nghiệp chiếm thế thượng phong ở cuộc đua kinh doanh trong thời đại số.
Tiếp thị đa kênh (Omni Channel Marketing)
Tiếp thị đa kênh (Omni Channel Marketing, hay còn gọi là tiếp thị đa điểm) là phương pháp truyền thông tích hợp, sử dụng các nền tảng truyền thông khác nhau để giao tiếp với khách hàng.
Cách tiếp cận này sẽ sử dụng thông tin của khách hàng về sở thích , thói quen để truyền tải thông điệp marketing tới khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo sự đồng nhất giữa các nền tảng.
Bằng cách sử dụng điểm mạnh riêng của từng kênh truyền thông, doanh nghiệp có thể sử dụng tiếp thị đa kênh như một chiến lược Marketing trọng yếu để truyền tải thông điệp một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Cách xây dựng mô hình Omni Channel hiệu quả
Khái niệm về Omni Channel sau khi nhận biết được tầm quan trọng của mô hình Omni Channel trong Marketing và bán hàng, hãy cùng Uplevo khám phá cách xây dựng mô hình Omni Channel sao cho thật hiệu quả và tối ưu:
Doanh nghiệp cần phải phát triển chiến lược Omni Channel phù hợp với mô hình hoạt động của riêng mình. Muốn tối ưu Omni Channel, bạn cần phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan, bao gồm:
- Phát triển sản phẩm
- Tiếp thị
- Bán hàng
- Hỗ trợ khách hàng
Khi đã liên kết và truyền tải rõ mục tiêu của chiến lược Omni Channel cho các phòng ban, hãy lên một bản kế hoạch Marketing chi tiết. Nhờ sự trợ giúp từ các phòng ban khác, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn trong những bước đầu xây dựng chiến dịch Omni Channel.
>>>Xem thêm :Những danh ngôn kinh doanh hay nhất của CEO nổi tiếng thế giới
Các phần mềm bán hàng đa kênh Việt Nam toàn diện, dễ sử dụng
Haravan Omni Channel
Là một trong những phần mềm Omni Channel nổi tiếng nhất thị trường hiện nay, Haravan Omni Channel được nhiều “ông lớn” tại Việt Nam tin tưởng sử dụng, có thể kể đến như Vinamilk, Juno, AEON,…
Phần mềm giải quyết triệt để vấn đề bán hàng đa kênh, giúp doanh nghiệp tiếp thị và thúc đẩy sales trên các nền tảng như Facebook, Zalo; tự xây dựng website bán hàng với hơn 300 mẫu giao diện sẵn có. Ngoài ra, Haravan còn cung cấp giải pháp quản lý cửa hàng truyền thống (như quản lý bán hàng, xuất nhập kho, phục vụ khách hàng,…).
Sapo Omni Channel
Sapo Omni Channel có những tính năng ưu việt của một phần mềm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp.
Phần mềm này có thể kết nối đồng nhất các kênh bán hàng online và offline một cách thông suốt; kết nối cùng lúc 5 kênh bán hàng mà chỉ cần duy nhất 1 phần mềm quản lý kho và bán hàng; kết nối với các đơn vị vận chuyển, hoàn tất thủ tục bán hàng chỉ trong “vài nốt nhạc”.
Sapo Omnichannel cung cấp chỉ 1 gói dịch vụ duy nhất, với giá 599.000đ/tháng, với đầy đủ tính năng như: quản lý 1 cửa hàng, xây dựng 1 website bán hàng, hỗ trợ bán hàng trên Shopee, Lazada, bán hàng trên Facebook, Zalo,… Khách hàng thanh toán trước 24 tháng, được chiết khấu 20% tổng giá tiền.
Bota Omni Channel
Khái niệm về Omni Channel Bota Omni Channel là một trong những phần mềm cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh uy tín tại Việt Nam. Phần mềm hỗ trợ chủ cửa hàng xây dựng hệ thống bán hàng trên Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, tự xây dựng Website bán hàng, và hỗ trợ quản lý cửa hàng truyền thống.
Với Bota Omni Channel, hoạt động bán hàng đa kênh sẽ được đơn giản hóa bằng thao tác quản lý đồng nhất trên 1 giao diện phần mềm, giảm thiểu chi phí vận hành, và tăng doanh thu nhờ tăng trải nghiệm đối với khách hàng.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về Khái niệm về Omni Channel một cách chính xác nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
>>Xem thêm: Nên kinh doanh online gì, top những mặt hàng kinh doanh online bán chạy nhất
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( brandsvietnam, uplevo, … )